Tập cơ vai săn chắc là một công việc mà được những anh chàng thể hình không thể bỏ qua. Vì cơ vai chính là điểm đặc biệt tôn lên vẻ đẹp mạnh mẽ của các quý ông, nó thể hiện bạn có phải là người khỏe mạnh và có thể che chở cho những cô nàng hay không. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết những sai lầm khi tập cơ vai dẫn đến những chấn thương, thậm chí dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Tập luyện cơ vai sắn chắc dễ bị chấn thương nhất - Bạn có biết? |
Hôm nay, Thể hình Channel muốn chia sẻ cho bạn về những lý do tại sao tập luyện cơ vai săn chắc lại dễ bị chấn thương nhất
1. Cầm tạ sai cách
Cầm tạ sao cho đúng |
Động tác này là động tác cơ bản trong các bài tập luyện cho cơ vai săn chắc, tuy nhiên hầu hết lại không để ý là mình đã tập sai cách. Thông thường trong những động tác tập cơ vai với tạ, bạn sẽ rất dễ vướng vào điều này. Cách tốt nhất là bạn nên cầm thanh tạ với hai tay dang rộng bằng vai. Nếu bạn cầm hai tay với thanh tạ nhỏ hơn khoảng cách của vai có thể làm bạn mất sức hơn rất nhiều nhưng hiệu quả tác động vào cơ vai thì lại tỷ lệ nghịch. Nếu bạn không giữ được thanh tạ chắc có thể làm khớp tay của tay bị thương, thậm chí tạ có thể rơi xuống đất.
2. Tập nặng với động tác đẩy thanh tạ sau cổ
Tập nặng với các động tác đưa thanh tạ ra sau cổ |
Đẩy thanh tạ sau cổ là một động tác tập thể hình cơ bản và rất nhiều người có suy nghĩ "càng tập nặng càng hiệu quả", nên bạn cứ vô tư tăng mức tạ lên nặng thì nó sẽ mang lại tác hại cực kì nguy hiểm đấy nhé. Vì đây là động tác tay bạn đã đưa tạ về phía sau, khi đó cổ bạn sẽ phải hơi rướn về phía trước và nếu có bất kì sơ suất xảy ra thì bạn sẽ không lường trước được độ nguy hiểm mà nó mang lại, thậm chí không giúp bạn có cơ vai săn chắc mà làm bạn có thể bị sái bả vai. Nói vậy có nghĩa bạn hãy tập động tác này với mức tạ vừa sức và nên thực hiện từ từ.
3. Khuỷu tay không cố định
Khuỷu tay cố định |
Khuỷu tay là bộ phận rất dễ bị chấn thương khi bạn tiếp xúc với các vận động nặng. Giống với động tác đẩy ngực, khi thực hiện các động tác tập cơ vai cho cơ vai săn chắc, bạn cũng nên giữ cố định khuỷu tay để khối lượng tạ tác động hiệu quả lên cơ vai. Nếu không, bạn sẽ khó đạt đến hiệu quả như mong muốn mà lại có khả năng chấn thương khuỷu tay.
4. Tập cơ vai và cơ ngực cùng một buổi tập
Thông thường thì khi thực hiện động tác đẩy ngực thì bạn đã tập luôn cho cơ vai, bắp tay sau. Chính vì thế mà bạn không nên đồng thời tập cả hai nhóm cơ này trong cùng một buổi tập vì có thể dẫn đến tình trạng quá tải làm ảnh hưởng tới các cơ khác gây cho bạn cảm giác mỏi cơ không tốt cho sức khỏe của bạn. Và làm cho mục tiêu tập luyện cơ vai săn chắc của bạn sẽ kém hiệu quả.
Tập cơ vai và cơ ngực cùng một buổi tập |
Hãy chia ra như sau:
- Thứ hai tập đẩy ngực
- Thứ ba tập cơ vai
- Thứ tư tập cơ tay sau
Đương nhiên bạn cũng nên tập song song các bài tập cho các vùng cơ khác để kết hợp giữa các bài tập một cách nhẹ nhàng.
Việc tập luyện cơ tay săn chắc là một thói quen hàng ngày của những anh chàng thể hình, nhưng không phải ai cũng biết được những cách tập thế nào cho đúng. Đó chính là lý do tại sao bạn tập mãi mà vẫn không có hiệu quả, những lý do tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chính đơn giản nên bạn thường hay chủ quan và không tìm hiểu nhiều.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết 7 bài tập cho cơ vai săn chắc
Qua bài chia sẻ này chắc hẳn các bạn có thể nắm được những lỗi cơ bản trong khi luyện tập cơ vai săn chắc rồi phải không. Thể hình Channel mong muốn bạn có thể rút được những kinh nghiệm để có những bài tập đúng cách và mang lại hiệu quả tối ưu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét