Năm tháng trôi qua, sự lão hóa của cơ
thể biểu hiện rõ rệt nhất ở những nơi phải làm “điểm trụ” của thân thể
như đầu gối, bàn chân…
Đáng nói là cả lão hóa khớp cũng có sự phân biệt giới tính. BS Thái Thị Hồng Anh – Khoa Cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương TP. HCM cho biết: “Tỷ lệ phụ nữ bị thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới!”.
Lỏng ốc lỏng vít
Có một nghịch lý là ngày còn trẻ, khi đầu gối còn sung sức lại cáng đáng một trọng lượng vừa phải, nhưng càng già, đầu gối càng phải gánh vác khối lượng nặng nề hơn. Ở phụ nữ thì đó là những lần mang thai, tiếp đến là thời kỳ ăn để có sữa cho con bú. Sự lên cân theo thời gian khiến cho đầu gối ngày càng mệt mỏi. Nguyên nhân thứ hai khiến đầu gối “kêu” đau là do vận động quá mức không hợp lý. Vì muốn lấy lại vóc dáng trong thời gian ngắn nhất, không ít chị em lao vào phòng tập với khí thế “hừng hực”, ra sức tập hết môn này đến môn kia. Khi ý chí ra lệnh thì đầu gối buộc phải tuân theo, khi thì quay xe đạp, khi thì giơ chân đá, rồi chạy, nhảy…
Tóm lại, đầu gối luôn ở tư thế lao động cật lực. Chính vì vậy, chúng “cáo bệnh” bằng những cơn đau nhức. Một bệnh nữa cũng khiến chị em bị đau đầu gối là bệnh giãn tĩnh mạch chân, do đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ, sinh đẻ nhiều lần… Vì vậy, khi phát hiện bệnh cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nam giới sau tuổi 30 cũng có xu hướng tăng cân do tự nguyện đi vào “con đường bia bọt”. Chứng đau gối ở nam giới còn do những buổi tập trên sàn quần vợt, chạy bộ… không đúng cách.
Cảm giác đau khớp gối rõ nhất khi đi lên đi xuống cầu thang. Cũng có người sau khi ngồi xuống đứng lên rất khó khăn, cần người kéo hoặc vịn… Các khớp xương, nếu như trước kia “ăn rơ” với nhau nhịp nhàng trơn tru thì nay phải “đối mặt” với nhau. Sự “đối mặt” này gây ra tiếng kêu răng rắc và đau nhức mỗi khi di chuyển, đổi tư thế…
Đáng nói là cả lão hóa khớp cũng có sự phân biệt giới tính. BS Thái Thị Hồng Anh – Khoa Cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương TP. HCM cho biết: “Tỷ lệ phụ nữ bị thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới!”.
Lỏng ốc lỏng vít
Có một nghịch lý là ngày còn trẻ, khi đầu gối còn sung sức lại cáng đáng một trọng lượng vừa phải, nhưng càng già, đầu gối càng phải gánh vác khối lượng nặng nề hơn. Ở phụ nữ thì đó là những lần mang thai, tiếp đến là thời kỳ ăn để có sữa cho con bú. Sự lên cân theo thời gian khiến cho đầu gối ngày càng mệt mỏi. Nguyên nhân thứ hai khiến đầu gối “kêu” đau là do vận động quá mức không hợp lý. Vì muốn lấy lại vóc dáng trong thời gian ngắn nhất, không ít chị em lao vào phòng tập với khí thế “hừng hực”, ra sức tập hết môn này đến môn kia. Khi ý chí ra lệnh thì đầu gối buộc phải tuân theo, khi thì quay xe đạp, khi thì giơ chân đá, rồi chạy, nhảy…
Tóm lại, đầu gối luôn ở tư thế lao động cật lực. Chính vì vậy, chúng “cáo bệnh” bằng những cơn đau nhức. Một bệnh nữa cũng khiến chị em bị đau đầu gối là bệnh giãn tĩnh mạch chân, do đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ, sinh đẻ nhiều lần… Vì vậy, khi phát hiện bệnh cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nam giới sau tuổi 30 cũng có xu hướng tăng cân do tự nguyện đi vào “con đường bia bọt”. Chứng đau gối ở nam giới còn do những buổi tập trên sàn quần vợt, chạy bộ… không đúng cách.
Cảm giác đau khớp gối rõ nhất khi đi lên đi xuống cầu thang. Cũng có người sau khi ngồi xuống đứng lên rất khó khăn, cần người kéo hoặc vịn… Các khớp xương, nếu như trước kia “ăn rơ” với nhau nhịp nhàng trơn tru thì nay phải “đối mặt” với nhau. Sự “đối mặt” này gây ra tiếng kêu răng rắc và đau nhức mỗi khi di chuyển, đổi tư thế…
Càng có tuổi chị em càng dễ mắc các chứng đau vai gáy |
Điều cần nhớ đầu tiên là các sụn khớp gối sẽ ngày càng mòn. Vì vậy, di chuyển không đúng cách hoặc buộc chúng làm “phu khuân vác” quá sức thì cơ thể có nguy cơ đổ sụp. TS Lê Chí Dũng – BV Chấn thương chỉnh hình TP. HCM nhắc nhở: “Khi bị đau, nên giảm các hoạt động liên quan đến đi đứng (leo đồi, leo núi, lên cầu thang, mang vác vật nặng, như xách giỏ đi chợ, siêu thị…), cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi (lúc nghỉ ngơi nên nằm duỗi thẳng chân để máu lưu thông). Nếu sau hai – ba ngày cơn đau giảm thì nguyên nhân do vận động nhiều “hùn hợp” với thoái hóa khớp gây ra. Trong trường hợp nằm nghỉ vẫn đau hoặc khớp gối bị sưng, nóng, đỏ… cần đi bác sĩ chuyên khoa ngay”.
Để phòng bệnh khớp gối, chỉ cần hạn chế đi giày cao gót vì đôi giày này làm cho khớp gối chịu sức nặng của cơ thể nhiều hơn. Khi tập thể dục, nên chọn giày mềm, nhẹ để cơ thể không phải gánh thêm trọng lượng của đôi giày. Giày phải thoải mái, co giãn tốt để bàn chân co duỗi tự nhiên. Người thừa cân không nên chạy bộ vì khi chạy, sức ép lên đầu gối tăng nặng. Luôn luôn giữ ấm đầu gối vì phần này thiếu sự bảo vệ của cơ và mỡ. Không nên để đầu gối bị quá lạnh hoặc ẩm vào mùa lạnh. Không phạt trẻ quỳ gối, buộc khớp gối chịu tải trọng lượng lớn. BS Thái Thị Hồng Anh khuyên: “Khi làm bếp, không ngồi xổm vì đây là tư thế ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Khi đã đau khớp, nếu tập thể dục cần tránh đi bộ vài cây số, kể cả một số động tác yoga bắt gối phải gập hoặc chịu một lực lớn. Để biết có quá sức hay không, cần biết lắng nghe cơ thể. Khi khớp gối “kêu” đau tức là nó đã làm việc quá sức!”.
Điều cần nhớ là nên giữ ấm khớp gối càng sớm càng tốt, vì sau 30 tuổi, cùng với sự lão hóa của xương khớp, nếu buộc phải làm việc quá sức, chúng sẽ… về hưu non!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét